Sau bữa tiệc chúc mừng, nhân viên xuất sắc lập tức bị đuổi việc: Lý do ai cũng nên biết và ngẫm!
https://soha.vn/sau-bua-tiec-chuc-mung-nhan-vien-xuat-sac-lap-tuc-bi-duoi-viec-ly-do-ai-cung-nen-biet-va-ngam-20200328165855627.htm
Tại sao một nhân viên có năng lực và hiểu biết lại bị đuổi việc ngay sau bữa tiệc chào mừng những nhân viên mới, xuất sắc? Câu trả lời sẽ giúp nhiều người nhìn nhận lại bản thân.
Bị đuổi việc ngay sau tiệc liên hoan mừng nhân viên mới
Dưới đây là câu chuyện của một người chuyên làm về mảng nhân sự trong một công ty lớn.
Cách đấy không lâu, công ty cô tổ chức buổi tiệc chúc mừng các nhân viên mới có thành tích xuất sắc.
Có
một nhân viên mới vào công ty được ba tháng, thực hiện tốt dự án được
giao, mọi người đều khen ngượi anh ta có năng lực và hiểu biết. Thế
nhưng ngay sau khi bữa tiệc liên hoan kết thúc, người này đã bị công ty
cho nghỉ việc.
Nguyên nhân là do cách ứng xử của anh này trong buổi tiệc. Bị một nhân viên phục vụ bất cẩn làm rớt canh lên giày, anh ta lu loa bắt người này ngồi xuống lau bằng sạch.
Vốn dĩ đây chỉ là sự cố ngoài ý muốn, cũng chẳng phải chuyện gì to tát, nhân viên nhà hàng cũng lớn tuổi hơn, đã nhận và sửa chữa lỗi rồi thì cũng nên cho qua.
Nhưng anh ta lại một mực bắt người kia phải bồi thường nhiều tiền cho chiếc giày, thậm chí còn mở miệng nhiếc mắng khiến cho mọi người trong bàn đều ái ngại nhìn nhau.
Buổi tiệc kết thúc, giám đốc công ty nói với một người bạn cùng dự tiệc rằng sẽ sa thải nhân viên mới này, dù phải đền bù thêm tiền cũng sẽ cho nghỉ việc chứ không thể giữ lại một người thiếu giáo dục.
Về sau, trong một lần gặp lại người bạn của giám đốc công ty, anh ta liên tục giải thích do bản thân uống say, vô tình gây ra lỗi lầm. Tuy nhiên người này cũng cho rằng, đạo đức của một người không vì uống say mà thay đổi mà là bản chất ăn sâu vào máu.
Người có phẩm chất đạo đức kém, cho dù có năng lực tốt tới đâu cũng sẽ không được người đời công nhận và yêu mến.
Bữa ăn phản ánh đạo đức, phẩm chất của một con người
William Hanson, bậc thầy về nghi thức hàng đầu thế giới, từng chia sẻ: "Người giỏi quan sát chỉ qua một bữa ăn cũng có thể hiểu về cuộc sống của cha mẹ bạn và nền tảng giáo dục của bạn."
Trong một bữa tiệc khu phố tuần trước, các bậc cha mẹ đều cho con ăn mặc thật xinh đẹp. Thu hút sự chú ý của tôi hơn cả là một bé gái 6 tuổi, vô cùng đáng yêu với khuôn mặt hồng hào phúng phính như trái đào, khiến cho tôi không thể không liếc nhìn vài lần.
Nhưng cách ứng xử của cô bé này lại khiến tôi cực kỳ ngạc nhiên. Thức ăn vừa được bày biện trên bàn, mọi người xung quanh còn chưa động đũa, cô gái nhỏ cứ cặm cụi gắp đồ ăn yêu thích vào bát của mình, cổ tay áo trắng tinh dính đầy dầu mỡ.
Tôi nghĩ rằng mẹ bé sẽ ra nhắc nhở, vậy mà không ngờ cô ấy chỉ nhìn qua rồi tiếp tục quay đi trò chuyện với người khác.
Trong suốt một giờ tiếp theo, cô bé không chạy qua chạy lại va vào người phục vụ thì lại gẩy đồ trong đĩa khiến thức ăn văng tứ tung, làm cho mọi người trong bàn đều bồn chồn.
Một bà mẹ không thể chịu đừng thêm liền nhắc mẹ cô bé kiểm soát con, thì nhận được câu trả lời: " Ôi dào, trẻ con thì nó như vậy, ở nhà chúng tôi quen rồi."
Tôi thầm thở dài, đúng là gia đình thế nào thì con cái thế đó. Đứa trẻ có ăn vận xinh xắn dễ thương thế nào đi nữa cũng không che đậy được thiếu xót giáo dục của gia đình.
Cha mẹ cần chú tâm đến việc bồi dưỡng đạo đức, lối sống cho trẻ càng sớm càng tốt
Cổ ngữ có câu, nghi thức trên bàn ăn có thể phản ánh tố chất đạo đức của một người, càng có thể tiết lộ trình độ tư tưởng của gia đình họ. Người ứng xử trên bàn ăn kém, phẩm chất đạo đức, lối suy nghĩ khó có thể tốt đẹp.
Tôi có ấn tượng sâu sắc đối với một hoạt cảnh ở chương trình " Bố ơi, mình đi đâu thế?" Có lần, ăn tối muộn, lũ trẻ đều đói, thức ăn vừa đem lên, đã gắp lấy gắp để.
Nhưng cậu bé Đá Cuội, con trai của diễn viên Quách Đào nói với bố: " Con muốn lấy cơm cho Trưởng thôn." Đơm cơm xong, cậu bé đưa hai tay cho trưởng thôn Lý Nhuệ và nói: " Mời chú ăn cơm."
Hình ảnh này khiến cho nhiều người ngồi trước ti vi vô cùng cảm động. Một cậu bé ngoan ngoãn, biết kính trọng người lớn như thế, ai không yêu mến?
Một đứa trẻ hiểu về lễ nghi trên bàn ăn, dễ dàng giành được quý mến và kỳ vọng của mọi người, lại càng có được nhiều cơ hội trên đường đời.
Trên bàn ăn, các biểu hiện của trẻ như tư thế ngồi, động tác, thần thái, biểu cảm, ánh mắt đều là những thông điệp ngầm, cho mọi người thấy chúng là ai, chúng có phẩm chất như thế nào, sau này là người thành công, tự tin hay là kẻ thất bại, suy đồi.
Vậy nên, người làm cha mẹ nhất định phải dạy trẻ thành thạo phép ứng xử trên bàn ăn từ khi còn nhỏ, giúp trẻ hình thành nhân cách thanh cao, xây dựng thói quen cốt cách của người thành công.
Dạy trẻ lễ nghi trên bàn ăn phải bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt hàng ngày, trên bàn ăn không giành giật, không lãng phí, không vứt đồ ăn lung tung, không gây tiếng động lớn.
Các bậc phụ huynh hãy cẩn thận từng bước để mang tới cho con bước đệm hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn.
Dưới đây là câu chuyện của một người chuyên làm về mảng nhân sự trong một công ty lớn.
Cách đấy không lâu, công ty cô tổ chức buổi tiệc chúc mừng các nhân viên mới có thành tích xuất sắc.
Nguyên nhân là do cách ứng xử của anh này trong buổi tiệc. Bị một nhân viên phục vụ bất cẩn làm rớt canh lên giày, anh ta lu loa bắt người này ngồi xuống lau bằng sạch.
Vốn dĩ đây chỉ là sự cố ngoài ý muốn, cũng chẳng phải chuyện gì to tát, nhân viên nhà hàng cũng lớn tuổi hơn, đã nhận và sửa chữa lỗi rồi thì cũng nên cho qua.
Nhưng anh ta lại một mực bắt người kia phải bồi thường nhiều tiền cho chiếc giày, thậm chí còn mở miệng nhiếc mắng khiến cho mọi người trong bàn đều ái ngại nhìn nhau.
Buổi tiệc kết thúc, giám đốc công ty nói với một người bạn cùng dự tiệc rằng sẽ sa thải nhân viên mới này, dù phải đền bù thêm tiền cũng sẽ cho nghỉ việc chứ không thể giữ lại một người thiếu giáo dục.
Về sau, trong một lần gặp lại người bạn của giám đốc công ty, anh ta liên tục giải thích do bản thân uống say, vô tình gây ra lỗi lầm. Tuy nhiên người này cũng cho rằng, đạo đức của một người không vì uống say mà thay đổi mà là bản chất ăn sâu vào máu.
Bữa ăn phản ánh đạo đức, phẩm chất của một con người
William Hanson, bậc thầy về nghi thức hàng đầu thế giới, từng chia sẻ: "Người giỏi quan sát chỉ qua một bữa ăn cũng có thể hiểu về cuộc sống của cha mẹ bạn và nền tảng giáo dục của bạn."
Trong một bữa tiệc khu phố tuần trước, các bậc cha mẹ đều cho con ăn mặc thật xinh đẹp. Thu hút sự chú ý của tôi hơn cả là một bé gái 6 tuổi, vô cùng đáng yêu với khuôn mặt hồng hào phúng phính như trái đào, khiến cho tôi không thể không liếc nhìn vài lần.
Nhưng cách ứng xử của cô bé này lại khiến tôi cực kỳ ngạc nhiên. Thức ăn vừa được bày biện trên bàn, mọi người xung quanh còn chưa động đũa, cô gái nhỏ cứ cặm cụi gắp đồ ăn yêu thích vào bát của mình, cổ tay áo trắng tinh dính đầy dầu mỡ.
Tôi nghĩ rằng mẹ bé sẽ ra nhắc nhở, vậy mà không ngờ cô ấy chỉ nhìn qua rồi tiếp tục quay đi trò chuyện với người khác.
Trong suốt một giờ tiếp theo, cô bé không chạy qua chạy lại va vào người phục vụ thì lại gẩy đồ trong đĩa khiến thức ăn văng tứ tung, làm cho mọi người trong bàn đều bồn chồn.
Một bà mẹ không thể chịu đừng thêm liền nhắc mẹ cô bé kiểm soát con, thì nhận được câu trả lời: " Ôi dào, trẻ con thì nó như vậy, ở nhà chúng tôi quen rồi."
Tôi thầm thở dài, đúng là gia đình thế nào thì con cái thế đó. Đứa trẻ có ăn vận xinh xắn dễ thương thế nào đi nữa cũng không che đậy được thiếu xót giáo dục của gia đình.
Cha mẹ cần chú tâm đến việc bồi dưỡng đạo đức, lối sống cho trẻ càng sớm càng tốt
Cổ ngữ có câu, nghi thức trên bàn ăn có thể phản ánh tố chất đạo đức của một người, càng có thể tiết lộ trình độ tư tưởng của gia đình họ. Người ứng xử trên bàn ăn kém, phẩm chất đạo đức, lối suy nghĩ khó có thể tốt đẹp.
Tôi có ấn tượng sâu sắc đối với một hoạt cảnh ở chương trình " Bố ơi, mình đi đâu thế?" Có lần, ăn tối muộn, lũ trẻ đều đói, thức ăn vừa đem lên, đã gắp lấy gắp để.
Nhưng cậu bé Đá Cuội, con trai của diễn viên Quách Đào nói với bố: " Con muốn lấy cơm cho Trưởng thôn." Đơm cơm xong, cậu bé đưa hai tay cho trưởng thôn Lý Nhuệ và nói: " Mời chú ăn cơm."
Hình ảnh này khiến cho nhiều người ngồi trước ti vi vô cùng cảm động. Một cậu bé ngoan ngoãn, biết kính trọng người lớn như thế, ai không yêu mến?
Một đứa trẻ hiểu về lễ nghi trên bàn ăn, dễ dàng giành được quý mến và kỳ vọng của mọi người, lại càng có được nhiều cơ hội trên đường đời.
Trên bàn ăn, các biểu hiện của trẻ như tư thế ngồi, động tác, thần thái, biểu cảm, ánh mắt đều là những thông điệp ngầm, cho mọi người thấy chúng là ai, chúng có phẩm chất như thế nào, sau này là người thành công, tự tin hay là kẻ thất bại, suy đồi.
Vậy nên, người làm cha mẹ nhất định phải dạy trẻ thành thạo phép ứng xử trên bàn ăn từ khi còn nhỏ, giúp trẻ hình thành nhân cách thanh cao, xây dựng thói quen cốt cách của người thành công.
Dạy trẻ lễ nghi trên bàn ăn phải bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt hàng ngày, trên bàn ăn không giành giật, không lãng phí, không vứt đồ ăn lung tung, không gây tiếng động lớn.
Các bậc phụ huynh hãy cẩn thận từng bước để mang tới cho con bước đệm hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn.
Nhận xét
Đăng nhận xét