Bố thí đúng pháp

Bố thí không đúng pháp chẳng những không có giá trị mà còn dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực. 

Từ xưa đến nay và nhất là từ khi các phương tiện truyền thông phát triển thì không ít hoạt động từ thiện (thuộc pháp bố thí) bị lợi dụng để tạo danh tiếng và phô trương thanh thế, nó như là một phương thức để đánh bóng tên tuổi. Còn tệ hại hơn nữa là người ta mượn việc từ thiện để kiếm lợi, bỏ túi riêng hoặc lừa đảo. Những hành vi phi pháp này của các cá nhân hay tổ chức không được xem là từ thiện.

Ngay cả việc từ thiện chân chính cũng cần phải thực hiện đúng pháp, hay nói dễ hiểu là thực hiện có phương thức, có trí tuệ. Trong Phật giáo, hình ảnh Bồ-tát Quán Thế Âm nghìn mắt nghìn tay, trong mỗi lòng bàn tay có một con mắt đã nói lên ý nghĩa rất thâm sâu: từ bi phải đi cùng trí tuệ. Nghìn cánh tay tượng trưng cho năng lực độ sinh, phương tiện thiện xảo; nghìn con mắt tượng trưng cho trí tuệ. Nếu không có trí tuệ và phương tiện thiện xảo thì lòng từ bi không thể phát huy ý nghĩa, giá trị.
Về phương diện người tiếp nhận từ thiện, người được bố thí, giúp đỡ cũng xảy ra nhiều hiện tượng tiêu cực: sự giả dối, lợi dụng lòng tốt, lợi dụng tình thương, lòng từ bi của người khác. Những kẻ tham lam, cơ hội, những kẻ lười biếng, ỷ lại, không có ý chí phấn đấu vượt khó sẽ là gánh nặng cho xã hội một khi họ được những tấm lòng từ thiện tiếp tay do vô tình, chiếm mất cơ hội dành cho những người có hoàn cảnh khó khăn thật sự.

Trong hầu hết các kinh điển, Đức Phật dạy pháp tu bố thí đều có chỉ rõ thế nào là bố thí đúng pháp và thế nào là bố thí phi pháp. Kinh Tăng chi bộ I (chương IV, phẩm Không hý luận, phần Thanh tịnh thí vật), Đức Phật nêu ra các trường hợp bố thí, từ thiện thường gặp: “Này các Tỳ-kheo, có bố thí thanh tịnh từ người cho, không thanh tịnh từ người nhận; Có bố thí thanh tịnh từ người nhận, không thanh tịnh từ người cho; Có bố thí không thanh tịnh từ người cho cũng không thanh tịnh từ người nhận; Có bố thí thanh tịnh từ người cho cũng thanh tịnh từ người nhận.

Ở đây, này các Tỳ-kheo, người cho có giới, theo thiện pháp, còn người nhận là ác giới, theo ác pháp. Như vậy là bố thí thanh tịnh từ người cho, không thanh tịnh từ người nhận.

Này các Tỳ-kheo, ở đây, người bố thí ác giới, theo ác pháp, còn người nhận có giới, theo thiện pháp. Như vậy là bố thí người nhận thanh tịnh, người cho không thanh tịnh.

Ở đây, này các Tỳ-kheo, người cho là ác giới, theo ác pháp và người nhận cũng là ác giới, theo ác pháp. Như vậy là người cho không thanh tịnh và người nhận cũng không thanh tịnh.

Này các Tỳ-kheo, ở đây, người bố thí có giới, theo thiện pháp và người nhận cũng có giới, theo thiện pháp. Như vậy là người cho thanh tịnh và người nhận cũng thanh tịnh” (HT.Thích Minh Châu dịch).

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đơn phương ly hôn vì mẹ chồng

Quyền Linh bị dư luận chỉ trích tới nỗi muốn giải nghệ, ông xã Hồng Vân "nhảy dựng" lên bảo vệ

Đừng dùng đôi mắt nhỏ hẹp Mà đi soi khắp thế gian Bởi con người có xấu – đẹp Có ghét, có thương, vô vàn…